Xưởng đúc đồng truyền thống Tường Phát nằm ở thôn Đồng Quỹ, Nam Trực, Nam Định, đã tồn tại 3 đời nhưng vẫn giữ được những kinh nghiệm cốt lõi mà ông cha đã để lại để cho ra những sản phẩm vật dụng đồ thờ cúng bằng đồng ngày càng sắc nét bền đẹp hơn.
Xưởng đúc đồng Truyền Thống
Xưởng đúc đồng Tường Phát nằm ở thôn Đồng Quỹ, Nam Trực, Nam Định có truyền thống. Trong suốt nhiều thế hệ làm nghề, bằng kinh nghiệm gia đình cha truyền con nối và sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, đồ đồng Tường phát đã từng bước hoàn thiện hàng triệu sản phẩm thờ cúng – tâm linh được chế tác chất lượng.
Đối với người nghệ nhân đúc đồng Tường Phát, sản phẩm về đồng không chỉ đơn thuần chỉ là những vật dụng bình thường như cái mâm chiếc cốc mà còn là tâm huyết được gửi gắm với tấm lòng thành kính dâng đến tổ tiên, nguồn cội – trong những dịp lễ, tết, tri ân gia đình nét văn hoá đẹp của biết bao thế hệ người Việt trong và ngoài nước.
Làng nghề đúc đồng truyền thống:
Với truyền thống 4 đời gắn bó với nghề đúc đồng truyền thống ở một trong những làng nghề đúc đồng lâu đời Việt Nam tại Nam Tiến – Nam Trực – Nam Định, đồ đồng Tường Phát mang sợi dây kết nối giữa nhiều thế hệ, mong muốn giữ gìn và phát triển các sản phẩm chất lượng mang đậm nét văn hoá Tâm Linh dành cho người Việt khắp nơi trên thế giới.
Với cái nôi đúc đồng hàng trăm năm đỏ nửa bên canh lò nung tỏa ra hàng nghìn độ c, những người thợ vẫn luôn gắn bó với nghề truyền thống mà ông cha đã để lại, biết bao thế hệ đã nối tiếp nghề mà hoàn toàn làm bằng thủ công, với những cái nóng ngày hè nhiệt độ bên ngoài 35 đến 40 oC, các nghệ nhân đúc đồng vẫn cười vui và yêu nghề cho ra những mẻ đồng vào khuôn chất lượng.
Nghề đúc đồng không chỉ mang lại cuộc sống cho gia đình mà nó còn sự nhiệt huyết, đam mê từ nhỏ đã được theo ông theo cha xem quy trình đúc đồng, đúc tượng… và tuôi thơ cứ như thế đã ăn sâu vào trong tâm trí mỗi người, sự tiếp xúc hằng ngày thường xuyên đã tạo sự quen thuộc của mỗi cá nhân trong làng nghề.
Làng Đúc đông mỹ nghệ:
Cho dù xã hội phát triển máy móc hỗ trợ một phần công việc nặng nhọc của người thợ nhưng có những công việc con người phải làm như trạm trổ các họa tiết như “Long, Ly, Quy, Phượng” hoặc các bức trang được thúc bằng đồng tấm, một người thợ lành nghề có thâm niên trong nghề sẽ cho ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ sắc nét có hồn mà máy móc không làm được, chính nhờ vào những bàn tay khéo néo cũng đã làm ra hàng ngàn sản phẩm trên thị trường nên các họa tiết trong mỗi sản phẩm rất phong phú phù hợp với tưng thời điểm nhưng không mất đi vẻ cổ kính có từ xưa đến nay.
Làng nghề đúc đồng Huế:
Địa điểm của làng Đúc đồng Huế nằm tại bờ nam sông Hương, khu vực từ cầu Giã Viên hướng lên phía Long Thọ, bao gồm phần lớn diện tích của phường Đúc và một phần của phường Thủy Xuân (bao gồm thôn Hạ 2 và thôn Thượng 4) trong thành phố Huế. Hiện nay, làng nghề này vẫn hoạt động với 61 cơ sở sản xuất, trong đó Phường Đúc có 35 hộ, 01 hợp tác xã và 01 Doanh nghiệp Tư nhân; phường Thủy Xuân có 23 hộ, 01 hợp tác xã.
Xưởng đúc đồng Huế ra đời có nguồn gốc từ tổ chức của những thợ thuyền cùng nghề Đúc thời Chúa Nguyễn, từ đầu thế kỷ 17. Gốc tổ của nghề là cụ Nguyễn Văn Lương, quê làng Đồng Xá, Siêu Loại (tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Khi xây dựng Kinh đô Huế, các chúa Nguyễn đã tập trung thợ khéo cả nước về đây làm các công trình và vật dụng cho cung đình.
Làng Đúc đồng ở Huế được biết đến là làng Dương Xuân, nhưng từ lâu được gọi là Phường Đúc (hoặc Phường thợ đúc), với 5 xóm chính là Trường Đồng, Kinh Nhơn, Bổn Bộ, Giang Dinh, Giang Tiền, trong đó Kinh Nhơn và Bổn Bộ là hai làng đúc đồng lớn và có uy tín.
Nghề của những thợ đúc đồng Phường Đúc đã tạo ra nhiều kiệt tác di sản văn hóa, như Vạc đồng ở Đại Nội (1659-1684), Chuông chùa Thiên Mụ (1710), Cửu Đỉnh trước Thế Miếu (1835-1804), Cửu Vị Thần Công trước Ngọ Môn (1803-1804), Chuông chùa Diệu Đế (1846) và nhiều vật dụng thờ cúng bằng đồng “trong cung ra ngoài nội” ở Huế.
Các chùa ở Huế cũng sở hữu nhiều tượng phật bằng đồng, trong đó có tượng danh nhân Phan Bội Châu cao gần 4m ở khu lưu niệm Phan Bội Châu – Huế do nghệ nhân và thợ đúc Phường Đúc chế tác vào năm 1974. Qua hơn 300 năm phát triển, người thợ đúc đồng Huế vẫn truyền đời giữ lửa nghề.
Nghệ nhân hiện nay ở Phường Đúc và phường Thủy Xuân tiếp tục thể hiện tài năng và khéo léo, không kém phần xuất sắc so với ông cha. Các sản phẩm truyền thống như Lư đồng, bát hương, tam sự, ngũ sự, chuông, cồng, chiêng vẫn được sản xuất, cùng với những sản phẩm lưu niệm tinh xảo như tượng danh nhân, trống đồng, bình hoa, biểu tượng văn hóa Huế và Việt Nam.
Nổi bật trong số đó là những tác phẩm nghệ thuật lớn sống mãi với thời gian, như tượng Trần Hưng Đạo cao 10,2m tại công viên Vị Hoàng (Thành phố Nam Định), tượng Như Lai cao 4,3m tại chùa Kim Thành – Plây Cu (Gia Lai), tượng Bác Hồ tại làng Kim Liên (Nghệ An) và thành phố Huế, tượng Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại An Giang, cùng quả chuông Đại Hồng Chung kích thước lớn nhất Đông Nam Á.
Nét độc đáo và tinh tế của nghệ thuật đúc đồng đã làm cho Phường Đúc và phường Thủy Xuân trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với cả du khách trong và ngoài nước. Việc chứng kiến trực tiếp quá trình sản xuất tại những lò đúc ở đây giúp du khách có cái nhìn chân thực và đánh giá cao tài năng và nghệ thuật của người thợ đúc đồng Huế. Xưởng Đúc đồng Huế, với lịch sử lâu dài và những tác phẩm ghi dấu lịch sử, là một làng nghề truyền thống cần được bảo tồn và phát triển, đồng thời là nguồn động viên quan trọng để nâng cao tay nghề và tạo động lực cho lòng tự hào của những người thợ đúc đồng Huế hiện đại.
Lời Kết
Xưởng đúc đồng truyền thống Tường Phát luôn đặt chất lượng sản phẩm nên hàng đầu.
- Đúc Đồng Tường Phát Cam kết không pha tạp đồng kém chất lượng.
- Quy trình sản xuất tại xưởng quý khách có thể thăm quan trực tiếp khi liên hệ đặt lịch.
- Hàng được bảo hành trọn đời về chất lượng đã được kiểm định tại cơ quan có thẩm quyền có chững nhận cơ quan chủ quản cấp.
Xem thêm => Làng đúc đồng truyền thống Việt Nam ở đâu
Xem thêm => tổng hợp kiến thức về bàn thờ gia tiên
Liên Hệ Và Tư Vấn
Nếu bạn đang tìm kiếm một bộ Đỉnh đồng ngũ sự dưới 20 triệu sắc nét tinh xảo, hãy liên hệ với chúng tôi qua các địa chỉ và thông tin liên hệ sau:
- Địa chỉ cs1: Tòa nhà Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
- Địa chỉ cs2: Sao biển 23, Vinhome Ocean park, Gia Lâm, Hà Nội
- Địa chỉ cs3: Shophouse 36-Khu Đô Thị Dệt May-Trần Phú-Tp Nam Định
- Địa chỉ: Xưởng Tại Đồng Quỹ Nam Tiến Nam Trực Nam Định
- Điện thoại: 0919 862 002 / 0582 646 893
- Email : Quangcao3dviet@gmail.com
- Trang web : xuongducdongnd.com
Thợ sửa chữa đèn led tranh tại khu vực Hà Nội>> Thợ Sửa Điện Nam Định